Điều trị nha chu

Bệnh nha chu và phương pháp điều trị

Bệnh nha chu hay viêm nha chu là một trong những nỗi lo lắng của nhiều người khi bất chợt gặp phải. Tuy nhiên, bệnh nha chu thường có thời gian phát triển chậm cũng như có những triệu chứng tương đồng với các loại bệnh lý răng miệng khác. Điều này gây khó khăn trong việc nhận biết cũng như điều trị đúng cách trong giai đoạn đầu. Bài viết dưới đây phần nào sẽ hỗ trợ những thắc mắc cơ bản cho khách hàng về vấn đề răng bị nha chu. Bên cạnh đó, Nha khoa Mai Huy cũng sẽ đưa ra các phương pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh nha chu hiệu quả.

Bệnh nha chu
Bệnh nha chu

Bệnh nha chu là gì?

Nha chu là một tổ chức xung quanh chân răng, có chức năng chính là nâng đỡ và bảo vệ giúp răng vững chắc. Tổ chức này bao gồm: nướu, dây chằng, xương ổ răng, lợi và gai lợi. Bệnh nha chu là một tình trạng viêm nhiễm ở các mô nha chu và khi bị viêm nhiễm, vùng mô này sẽ trở nên sưng đỏ, đau nhức.

Đối với những răng chắc khỏe bình thường, nướu răng sẽ ôm sát lấy chân răng. Vùng nướu này vừa bảo vệ các mô mềm xung quanh vừa có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của vi khuẩn. Răng bị nha chu khi có những mảng bám chứa nhiều vi khuẩn tích tụ trên răng. Những vi khuẩn này hoạt động mạnh mẽ phá hủy mô nướu và cấu trúc răng, khiến nướu không thể tiếp tục bám sát vào răng.

Vi khuẩn tấn công vào các khe hở này và hình thành nên các túi nha chu. Sau một thời gian, các túi nha chu chứa đầy mảng bám vi khuẩn sẽ phá hủy xương, gây ra tình trạng mất răng. Đặc biệt, phần lớn trường hợp mất răng ở độ tuổi trưởng thành là do viêm nha chu gây ra.

Những dấu hiệu nhận biết cùng các giai đoạn phát triển viêm nha chu

Bệnh viêm nha chu có đặc điểm nổi bật là tiến triển chậm. Do vậy, rất khó nhận biết và phát hiện bệnh viêm nha chu ngay trong giai đoạn đầu. Đặc biệt với những biểu hiện như nướu sưng đỏ và hay chảy máu chân răng thì nướu răng bị nha chu rất dễ bị nhầm lẫn với chứng viêm nướu. Ngoài tình trạng chảy máu và nướu trở nên sưng đỏ, bệnh nha chu còn có biểu hiện rõ ràng là hôi miệng, răng lung lay. Răng bị viêm nha chu sẽ có biểu hiện nướu tuột khỏi chân răng và có một khoảng hở giữa răng và nướu.

Các giai đoạn tiến triển của bệnh nha chu bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Vôi răng phát triển, bám chặt dọc trên đường viền nướu.
  • Giai đoạn 2: Phần nướu bắt đầu chuyển từ màu hồng nhạt sang ửng đỏ. Có dấu hiệu viêm nhiễm khi nướu sưng phồng, dễ chảy máu khi có các tác động như nhai, chải răng,… Hơi thở bắt đầu có mùi hôi nhưng không rõ ràng để nhận biết.
  • Giai đoạn 3: Hình thành các túi nha chu sưng phồng, có mủ bên trong. Mùi hôi đã dễ dàng nhận biết và gây nhiều khó khăn khi giao tiếp, ăn uống.
  • Giai đoạn 4: Xuất hiện tình trạng tụt lợi chân răng. Răng bắt đầu yếu dần và chân răng không còn vững chãi như trước. Đây chính là giai đoạn bệnh nha chu đã chuyển biến nặng nề.

Nên làm gì khi bị viêm nha chu?

Viêm nha chu được tạo nên từ các mảng bám cao răng, trong thời gian đầu, viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách lấy đi hết cao răng. Vôi răng khi được cạo bỏ sẽ giúp loại bỏ môi trường sinh sôi, phát triển của vi khuẩn có hại cho răng.

Răng bị viêm nha chu đã chuyển biến nặng thì phần nướu sẽ hình thành nên các túi nha chu. Với trường hợp này bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bít, trám ống tủy nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào tuỷ răng và chân răng.

Viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách lấy đi hết cao răng
Viêm nha chu có thể được điều trị bằng cách lấy đi hết cao răng

Phương pháp điều trị bệnh nha chu

Vào tùy giai đoạn tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ đề xuất và thực hiện những phương pháp điều trị khác nhau. Với viêm nha chu nhẹ ở giai đoạn đầu, có thể điều trị nhất thời bằng thuốc. Tuy nhiên, thuốc sẽ không thể điều trị dứt điểm, bệnh vẫn tồn tại và có nguy cơ tái diễn bất cứ lúc nào.

Khi viêm nha chu xuất hiện những túi nha chu thì phương pháp điều trị thích hợp là phẫu thuật cắt bỏ những túi này. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi nha chu, khâu lại nướu. Trong trường hợp bệnh có diễn biến nặng ở giai đoạn cuối, chỉ còn phương pháp duy nhất là chỉ định nhổ bỏ răng. Răng sau khi được nhổ sẽ được thực hiện các phương pháp phục hình trồng răng hoặc hình thành răng giả.

Cách thức phòng ngừa bệnh nha chu

Quy tắc để ngăn ngừa bệnh nha chu chính là ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám trên răng. Để sở hữu một hàm răng chắc khỏe và giảm thiểu nguy cơ mắc nha chu, có thể áp dụng các phương pháp sau đây:

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày; nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh sạch các kẽ răng.
  • Súc miệng hằng ngày với dung dịch nước muối pha loãng hoặc hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
  • Bàn chải đánh răng nên được thay ít nhất 3 lần/năm. Hãy lựa chọn loại bàn chải lông mềm và phù hợp với việc vệ sinh răng miệng.
  • Tránh hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích có cồn.
  • Nên bổ sung trái cây tươi và thực phẩm nhiều rau xanh trong thực đơn ăn uống hàng ngày.
  • Khám răng định kỳ 3-6 tháng/lần tại các phòng khám nha khoa để phát hiện bệnh lý răng miệng kịp thời.

Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và cơ sở chất lượng, Nha khoa Mai Huy cung cấp nhiều dịch vụ điều trị nha khoa chuyên sâu, dễ dàng cải thiện tình trạng răng bị nha chu hiệu quả.

ĐẶT LỊCH KHÁM

* Thông tin của bạn sẽ được bảo mật!